Chữa mụn nhọt bằng lá cây dễ tìm đạt hiệu quả cao

Do hiện tượng  Elnino mà trái đất ngày càng nóng lên. Đất nước chúng ta cũng không ngoại lệ. Mỗi khi mùa hè đến, nhiệt độ tăng cao làm cho mồ hôi tiết ra nhiều. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây nên mụn nhọt. Chắc hẳn các bạn cảm thấy vô cùng khó chịu, ngứa ngáy khi phải đối mặt với chúng. Vậy đâu là cách chữa mụn nhọt đơn giản, hiệu quả nhất? Không cần mất công tìm kiếm xa xôi. Chúng tôi sẽ mách các bạn phương pháp khá hữu hiệu. Đó là chữa mụn nhọt bằng lá cây.

Lá cây chữa được mụn nhọt là do đâu

Đa số các loại lá cây trong vườn đều lành tính. Chúng không những được dùng để nấu canh, ăn sống mà còn có tác dụng chữa mụn nhọt khá tốt. Các bạn có thể sử dụng lá cây để sắc lấy nước uống hoặc đắp bên ngoài các nốt mụn nhọt.

  • Loại lá cây dùng để uống: thành phần của chúng có chứa các loại vitamin và tinh chất cần thiết để chữa nhọt. Loại lá cây này thường có tính mát, giải nhiệt, làm mát gan.
  • Loại lá cây dùng để đắp bên ngoài: Loại này thường có vị chát, có tác dụng kháng khuẩn, chống sưng. Ngoài ra chúng còn có tác dụng làm se đầu vết thương do mụn nhọt vỡ .

Một số loại lá cây dùng để chữa mụn nhọt hiệu quả

1 .Dùng lá diếp cá chữa mụn nhọt

*Đặc điểm:

  • Tên gọi khác: ngư tinh thảo.
  • Có tính hàn.
  • Mùi tanh.
  • Vị hơi chua.
  • Có tác dụng chống sưng, kháng viêm.
trị mụn nhọt bằng lá diếp cá

Trị mụn nhọt bằng lá diếp cá

*Cách làm:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da có mụn nhọt sau đó lau khho.
  • Rửa sạch một nắm lá diếp cá.
  • Để ráo nước rồi giã nhỏ sau đó đắp lên các nốt mụn nhọt.
  • Để qua đêm rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Thực hiện hàng ngày để các nốt mụn nhọt dần lặn xuống.

2. Dùng cây sài đất chữa mụn nhọt

*Đặc điểm:

  • Tên gọi khác: cây cúc nháp.
  • Có tính hàn.
  • Vị ngọt.
  • Tác dụng thanh nhiệt, giải đốc cho cơ thể.

*Cách làm:

Cây sài đất có thể  dùng để uống và đắp bên ngoài nốt mụn nhọt.

Dùng để uống:

  • Rửa sạch một nắm lá cây sài đất rồi để ráo nước.
  • Xay nhuyễn sau đó trộn cùng một chút muối và 1 cốc nước đun sôi để nguội.
  • Lọc lấy nước uống 1-2 lần/ ngày.

Dùng để đắp bên ngoài:

  • Làm sạch vùng da có mụn nhọt rồi lau khô.
  • Lấy bã lá cây sài đất đắp lên các nốt mụn nhọt.
  • Sau 25-30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

*Chú ý:

  • Cây sài đất có tính hàn mạnh nên các bạn không nên uống quá nhiều.
  • Chỉ nên uống 1-2 lần/ ngày. Thời gian uống kéo dài nhiều nhất 1 tuần.
  • Uống quá nhiều sẽ dẫn đến hạ đường huyết.

3. Dùng cây xạ đen chữa mụn nhọt

*Đặc điểm:

Làm mát gan, tiêu độc. Vì thế nó có tác dụng hạn chế sự hình thành mụn nhọt từ bên trong.

Trị mụn nhọt bằng cây xạ đen

Trị mụn nhọt bằng cây xạ đen

=>> Xem thêm: trị mụn hiệu quả tại Hải Dương

*Cách làm:

Dùng để uống:

  • Rửa sạch một nắm lá cây xạ đen.
  • Cho lá xạ đen vào một nồi nước đun sôi trong 15-20 phút.
  • Để nguội sau đó uống hàng ngày.
  • Uống liên tục trong 1 tuần sẽ thấy được hiệu quả.

Dùng để đắp ngoài:

  • Vệ sinh vùng da có mụn nhọt.
  • Rửa sạch vài lá cây xạ đen rồi để ráo nước.
  • Xay nhuyễn  sau đó đắp lên vùng da có mụn nhọt.
  • Sau 10-15 phút rửa lại bằng nước sạch.
  • Thực hiện 2-3 lần/ tuần .

*Chú ý:

  • Không nên lạm dụng loại lá cây này.
  • Nếu sau khi uống có hiện tượng chóng mặt thì phải ngừng ngay lập tức.

4. Dùng bí ngô chữa mụn nhọt

*Chuẩn bị:

  • 2-3 cuống bí ngô.
  • Khăn bông sạch.

*Cách làm:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da có mụn nhọt.
  • Dùng khăn bông sạch lau khô da.
  • Rửa sạch cuống bí ngô sau đó đốt thành than.
  • Để nguội rồi đắp lên các nột mụn nhọt.
  • Thực hiện 1-2 lần/ ngày.
  • Sau khi thực hiện liên tiếp 1 tuần các bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

5 .Dùng lá chu me đất chữa mụn nhọt

*Đặc điểm:

  • Có vị chua.
  • Tính hàn.
  • Chống sưng, viêm hiệu quả.
Trị mụn nhọt bằng cây xạ đen

Trị mụn nhọt bằng cây xạ đen

*Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá chu me đất.
  • Nước muối loãng.

*Cách làm:

  • Rửa sạch lá chu me đất rồi để ráo nước.
  • Hơ nóng trên bếp lửa sau đó đắp lên vùng da có mụn nhọt.
  • Sau 10-15 phút rửa lại bằng nước muối loãng.
  • Thực hiện mỗi ngày một lần cho tới khi mụn nhọt se đầu.

6 .Dùng rau mồng tơi chữa mụn nhọt

*Đặc điểm:

  • Có tính hàn.
  • Kháng khuẩn, tiêu viêm khá tốt.
  • Lành tính, phù hợp với mọi loại da.

*Chuẩn bị:

  • 1 nắm rau mồng tơi.
  • Khăn bông sạch.
  • Nước muối loãng.

*Cách làm:

  • Làm sạch vùng da có mụn nhọt sau đó lau khô.
  • Rửa sạch rau mồng tơi, để ráo nước.
  • Gĩa nát rau mồng  tơi sau đó đắp lên các nốt mụn nhọt.
  • Sau 15-20 phút rửa lại vùng da có mụn nhọt bằng nước muối loãng.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần.

Những lưu ý khi chữa mụn nhọt bằng lá cây

  • Tuyệt đối không tự ý làm vỡ mụn nhọt gây nhiễm trùng da.
  • Cần rửa sạch các loại lá cây trước khi đắp lên các nốt mụn nhọt.
  • Ngưng sử dụng nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Đổi sang phương pháp khác.
  • Các loại lá cây khá  lành tính. Vì thế hiệu quả sẽ chậm. Do đó các bạn cần kiên trì thực hiện.
  • Trong quá trình chữa mụn nhọt nên hạn chế dùng mỹ phẩm.

Trên đây là những kiến thức vô cùng hữu ích mà thẩm mỹ viện Hải Dương sưu tầm về chữa mụn nhọt bằng lá cây. Đôi khi những loại lá cây này không khiến các bạn chú ý. Thực ra chúng có rất nhiều công dụng. Sử dụng lá cây trong việc chữa mụn nhọt là cách làm thông minh, đơn giản lại hiệu quả. Cùng bắt tay vào thực hiện nào các bạn. Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm: